Một
nhà thiết kế giỏi không bị giới hạn trong khuôn khổ thời trang. Thay vào đó, họ
lấy ý tưởng và sử dụng tất cả đồ vật bình thường xung quanh mình và biến chúng
thành những thiết kế kinh điển.
1.
Giày Nike Waffle Trainer lấy cảm hứng từ khuôn làm bánh quế (waffle)
Vào
năm 1971, Bowerman đã nảy ra ý tưởng đổi mới các sản phẩm giày dép bằng cách
tạo ra các rãnh trên đế giày để tăng độ bám và ổn định khi ông và vợ ông đang
làm bánh quế cho bữa sáng.
Ý
tưởng này đã dẫn đến sự ra đời của dòng sản phẩm "Nike Waffle
Trainer". Sản phẩm được cấp bằng sáng chế vào năm 1974. Loại đế
"waffle" với những rãnh nhỏ đã thay đổi và ảnh hưởng vĩnh viễn lên
nhiều thiết kế của Nike cho tới hiện tại.
2.
Máy cắt cỏ = Air Jordan XI?
Nghe
rất vô lý, làm sao có chuyện đôi Air Jordan XI có thiết kế hầm hố và tương lai
như thế kia lại lấy ý tưởng từ máy cắt cỏ?
Air
Jordan XI là mẫu giày mà bất cứ người hâm mộ Nike nào cũng thèm muốn, đừng nói
tới phối màu "Bred" (Black/Red = Bred, phối màu đen đỏ cực hiếm và
đắt tiền).
Có
rất nhiều người cho rằng Air Jordan XI phải lấy cảm hứng từ một con báo đen
châu Phi mạnh mẽ hay một chiếc xe thể thao thanh lịch nào đó, nhưng chúng ta
đều nhầm.
Tinker
Hatfield - cha đẻ của Air Jordan XI, người được mệnh dành là "phù thủy
thiết kế" của Nike lại có cách nhìn sự vật rất khác lạ. Hatfield nói:
"Đúng! Nó là máy cắt cỏ nhưng được thiết kế rất đẹp và góc cạnh, thực sự
đã truyền cảm hứng cho tôi tạo ra phiên bản thứ 11 của dòng giày Jordan",
ông chia sẻ thêm: "Với máy cắt cỏ, bạn phải đẩy nó qua cỏ. Đôi lúc là va
chạm vào bờ vào, tường nhà... phần mép phải được làm rất chắc chắn, còn phần
trên lại ít bị "hành hạ", bạn muốn bôi vẽ màu sắc gì vào cũng được -
đó chính xác là cách máy cắt cỏ được tạo ra. Điều đó đã truyền cảm hứng cho lớp
da trên Air Jordan XI, nó không chỉ sáng bóng mà còn rất cứng cáp, chống xước,
mềm dẻo mà không bị rạn nứt... Tôi mang thiết kế này cho Michael Jordan xem và
anh ta đã thốt lên rằng nó quá thú vị!"
3.
Nike Roshe Run được lấy ý tưởng từ khu vườn Thiền định theo kiến trúc Phật giáo
Nếu
các bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất một sản phẩm, khâu thiết kế ra sản phẩm
đáp ứng nhiều điều kiện được yêu cầu sẽ khó khan đến như thế nào. “All in one”
(tất cả trong một) là cụm từ khó khả thi nhất cho một nhà thiết kế - Dylan
Raasch đã gặp không ít khó khan khi phải đáp ứng cả 3 yêu cầu:
-
Đôi giày với kiểu dáng đơn giản
-
Phải thật bình dân, giá thành chỉ được ở mức tối đa là 70 USD
-
Đặc biệt sử dụng được cho mục đích luyện tập thể thao
Dylan
đã phải tự hỏi rằng điều kiện nào để 1 sản phẩm đáp ứng được mức giá bán lẻ là
70 USD. Điều khó hơn là đôi giày vừa đẹp, bắt mắt, thiết kế thuyết phục người
mua mà giá còn phải rẻ nữa. Vị trí của Dylan lúc ấy là thiết kế ra sản phẩm
đẹp, hợp thời trang (Nike Sportswear Running) chứ không phải là sản phẩm dành
riêng biệt cho chạy bộ (Nike Running), nghĩa là anh có đầy đủ nguồn hỗ trợ để
làm ra đôi giày đẹp, hợp thời trang, giá cả không thành vấn đề… Anh đang nhận
một bài toán khó không đúng chuyên ngành của mình.
Vậy
đâu là nguồn cảm hứng, đâu là khởi nguồn ý tưởng của Dylan. Thật thú vị khi
biết rằng Dylan đam mê với Thiền ngay từ thuở nhỏ, và đó là 1 phần cuộc sống
của anh ấy. Ẩn chứa trong đó là sự tĩnh tâm và lấy sự đơn giản làm trục cân
bằng.
Đôi
giày nguyên bản đầu tiên có màu sắc được lấy cảm hứng khu vườn của nhà sư khi
tập thiền. Với phần đế ngoài có hoạ tiết giống bánh waffle, tuy nhiên, ban đầu
Dylan đã sử dụng cảm hứng từ những phiến đá đặt cách nhau (stepping stone) trên
đường đi trong khu vườn.
Đó
là cách Nike Roshe Run được tạo ra. Vào năm 2015 đây là đôi giày đã giúp Nike
"đá chung sân" với ZX Flux của adidas. Tuy nhiên do tên gọi
"Roshes Run" mà đôi giày bị lầm tưởng là giày chạy và đã làm không ít
người bị "rơi răng", sự thật là phần đế phylon trần trụi không đủ độ
bám để mang đi chạy. Khoảng cuối năm 2016, Nike Roshe Run được đổi tên thành
Roshe One.
4.
Nike Air Max CB94 lấy ý tưởng từ áo dành cho người tâm thần (Straitjacket)?
Straitjacket:
Loại áo có hai ống tay rất dài có thể buộc lại, nhiều đai và khóa kéo, chuyên
dùng để khống chế người điên và tội phạm nguy hiểm. Chính xác ai hay xem phim
tâm lý, hình sự... của Mỹ sẽ thấy loại áo này rất quen...
Nike
Air Max CB94 là đôi giày bóng rổ dành riêng cho Charles Barkley - cầu thủ cao
gần 2 mét, Barkley là một gã đô con vô cùng nóng tính. Chính xác hơn, đôi Nike
Air Max CB94 được lấy cảm hứng sau khí Barkley không thể kiềm chế được cơn
thịnh nộ và ném một gã bay qua cửa sổ vào năm 1993.
Nike
Air Max CB94 rất bền bỉ, các yếu tố trên thân giày được lấy cảm hứng từ những
dây đai trên straitjacket, giúp cố định bàn chân của cầu thủ và thể hiện hình
ảnh "chớ dại mà động vào Barkley" khi tên khổng lồ này cầm bóng.
5.
Nike Air Max 95 lấy cảm hứng từ giải phẫu cơ thể người, cụ thể là hệ thống
xương sống
Nhà
thiết kế trẻ Sergio Lozano, người được cho là "đệ tử" của Tinker
Hatfield, được Nike giao phó nhiệm vụ phải đưa công nghệ Air Max lên một tầm
cao mới, thoát ra khỏi cái bóng của Air Max 1.
Lozano
đã lấy cảm hứng thiết kế từ chính giải phẫu cơ thể người: từ xương sống với
trọng lượng vô cùng nhẹ và linh hoạt tuyệt đối, sự sắp xếp khoa học của nội
tạng, các lớp cơ vòng hỗ trợ và nâng đỡ cơ thể... Chính cơ thể con người chính
là tạo vật có thiết kế hoàn hảo nhất, Lozano đã đúng và không lý nào lại khiến
ban điều hành Nike lúc đó thất vọng.
Màu
sắc khác biệt, vật liệu độc đáo, cấu trúc giày khác và đặc biệt là công nghệ
Air được nhìn thấy rõ ràng hơn bao giờ hết. 4 năm cống hiện tận tụy, nhà thiết
kế Lozano đã khẳng định tên tuổi và trí tưởng tượng của ông lên một tầm cao mới
bằng sự thành công của Nike Air Max 95.
6.
Nike Air Huarache lấy cảm hứng từ giày trượt nước và sandals cói của Mexico
Tương
tự như Air Jordan XI, Tinker Hatfield lại tìm thấy nguồn cảm hứng "chẳng
giống ai" khi cho ra đời thiết kế của Nike Air Huarache.
"Concept
của Nike Air Huarache xuất phát từ một trong những trải nghiệm của tôi",
Hatfield nhớ lại. "Vào một ngày đi chơi trượt nước (water skiing), tôi bị
ấn tượng bởi lớp lót vải lót bằng neoprene bên trong giày trượt nước. Nó mềm
mại và ôm sát lấy bàn chân một cách kỳ lạ. Những đôi giày thông thường khó có
thể ôm sát lấy những kiểu chân "dị", nhưng chất liệu neoprene lại làm
rất tốt được điều đó"
Phần
lót bên trong thân giày (upper) bằng neoprene êm ái, mềm mại cộng thêm bộ khung
nhựa hỗ trợ gót nằm phía bên ngoài đôi giày lấy cảm hứng từ quai hậu của đôi
sandals Mexico - Huarache. Nike Air Huarache đã ra đời như vậy.
7.
Air Jordan V lấy cảm hứng từ máy bay chiến đấu Mustang P-51
Ngoài
phần mũi màu đỏ ở máy bay Mustang P-51 và hàng răng hổ cách điệu hình ngọn lửa
trên đế giữa của Air Jordan V, bạn còn thấy điểm tương đồng nào nữa?
Trong
cuốn "Driven from Within", Hatfield đã giải thích, "[Michael
Jordan] sẽ lượn lờ xung quanh sân bóng, bất ngờ lao ra tấn công bất cứ lúc nào
- giống hệt cách mà máy bay chiến đấu Mustang P-51 chiến đấu và giúp quân đồng
minh chiến thắng trong Thế chiến II. Các phi công thường sơn hình ngọn lửa đỏ
hoặc răng hổ lên máy bay nhằm làm kẻ địch khiếp sợ hoặc cá nhân hóa những chiến
công của họ."
8.
Nike Air Force 1 lấy cảm hứng thiết kế từ Nhà thờ Đức Bà ở Paris và chuyên cơ
của tổng thống Mỹ
Trong
khi Tinker Hatfield lấy cảm hứng cho "cửa sổ" trong suốt của Nike Air
Max 1 từ Trung tâm Georges-Pompidou ở Paris, nhà thiết kế Bruce Kilgore lại tìm
ra cách biến đôi "Không lực 1" (Nike Air Force 1) trở thành một đôi
giày thể thao với kết cấu ổn định nhờ một công trình kiến trúc khác ở Paris.
Cái
tên Air Force One lấy ý tưởng từ chiếc chuyên cơ dùng cho tổng thống Mỹ. Vào
năm 1982, ngay lập tức đôi giày này đã trở thành một ‘hit’ mạnh trên khắp thế
giới, bán sạch sẽ (sold out) ngay trong ngày đầu tiên ra mắt.
Tại
sao ư? Đây là đôi giày mang tính cách mạng trong giới sneaker, có thể nói đây
là mẫu thiết kế đầu tiên được kết hợp với công nghệ. Nike Air Force 1 (AF1) là
đôi giày đầu tiên được tích hợp công nghệ ‘air’, một túi khí được bố trí bên
trong đế giày để hấp thu lực khi tiếp đất, giảm chấn thương cho bàn chân.
Nike
AF1 ban đầu được tạo ra với mục đích dành riêng cho bộ môn bóng rổ, nhưng dần
dần được những ngôi sao giải trí có tầm ảnh hưởng ưa thích và biến chúng thành
giày thời trang.
9.
Nike Foamposite One lấy cảm hứng thiết kế từ bao da đựng kính mắt
Trong
một cuộc họp vào năm 1997, nhà thiết kế của Nike, Eric Avar đã tình cờ trông
thấy một bao da đựng kính mắt để trên bàn và điều đó đã tạo cảm hứng cho Nike
Foamposite One ra đời vào năm đó.
Nike
Foamposite One là đôi giày vô cùng kỳ lạ, ban đầu khi mang nó sẽ không lấy gì
làm vừa vặn. Tuy nhiên, càng đi lâu, hơi nóng của bàn chân sẽ làm chất liệu
“foamposite” (nguồn gốc là nhựa PU lỏng, sau đó được đúc trong khuôn để tạo nên
chất liệu foamposite) giãn nở theo phom chân.
10.
Nike Air Zoom Generation lấy cảm hứng từ xe hơi thể thao Hummer H2
Khi
thiết kế ra Nike Air Zoom Generation dành riêng cho siêu sao bóng rổ Lebron
James, nhà thiết kế Eric Avar đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ chiếc Hummer H2.
Đôi
giày có "bumper" (thanh cản nhô ra ở đầu xe hoặc đuôi xe) theo phong
cách Hummer, tăng độ bền cho giày vì Lebron James nổi tiếng là một kẻ phá hoại
và không thương tiếc gì giày dép. Ngoài ra, còn một câu chuyện khác khi James
vẫn còn non trẻ và suýt làm hỏng sự nghiệp hãy "amatuer" của mình khi
bị bắt gặp đang "đánh võng" khi lái một chiếc Hummer H2 trên đường
phố Akron, Mỹ.
Bạn
đã mơ hồ hiểu vì sao những đôi giày "limited" của Nike lại đắt giá
chưa? Không hẳn vì chúng là những phiên bản giới hạn, hiếm có khó tìm mà còn vì
những câu chuyện thú vị đằng sau chúng.
(Theo
Highsnobiety)